Bán đan sâm

Bán đan sâm 250 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHÂN TÂM.

Phụ trách chuyên môn Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga.

Địa chỉ: Số nhà 133 ngõ 106 Hoàng Ngân – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nôi.

Điện thoại: 0904050042; 0978996997

Đan sâm

Đan sâm

Với tác dụng bổ huyết, giải khí trệ và huyết ứ, dược liệu đan sâm thường được sử dụng trong bài thuốc trị mất kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, suy tim,… Ngoài ra, thảo dược này còn được tận dụng để giảm cơn đau do viêm khớp cấp, thấp khớp thể nhiệt và hàn.
Tên gọi khác: Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Huyết căn, Xích sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Hồng sâm,…
Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
Tên dược: Radix salvia miltiorrhiza
Họ: Hoa môi/ Húng/ Bạc hà (Lamiaceae)
Mô tả dược liệu
1. Đặc điểm thực vật
Đan sâm là cây thân cỏ, cao từ 30 – 80 cm và sống lâu năm. Cây có thân màu đỏ nâu, nhỏ và vuông, bề mặt thân có các rãnh dọc. Lá màu lục, mọc đối xứng và có lông nhỏ.
Hoa mọc ở đầu cành, tạo thành chùm, mỗi chùm dài khoảng 12 – 15cm. Hoa có màu đỏ tím hoặc tím nhạt, mỗi vòng gồm có 4 – 9 hoa nhỏ. Hoa nở vào tháng 5 – 8, sau đó sai quả vào tháng 6 – 9, quả nhỏ, chỉ dài khoảng 3mm.

2. Bộ phận sử dụng
Rễ của cây.

3. Phân bố
Thảo dược phân bố chủ yếu ở Trung Quốc (Hà Bắc, Giang Tô, Tứ Xuyên, Sơn Tây,…). Hiện nay cây đã được di thực vào Việt Nam và trồng tại Tam Đảo.

4. Thu hái và sơ chế
Thu hái rễ của cây vào tháng 11 – 12 hằng năm, sau đó rửa sạch, bỏ rễ con và phơi khô.

Có thể dùng sống hoặc bào chế bằng cách thái phiến, thêm rượu và ủ trong vòng 1 giờ, sau đó đem sao với lửa nhỏ cho khô (theo tỷ lệ 10:1).

5. Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm, gió và côn trùng.

6. Thành phần hóa học
Dược liệu chứa các thành phần hóa học như iso cryptotanshinone, cryptotanshinone, ceton, methyl-tanshinone, vitamin E, acid lactic,…

Vị thuốc Đan sâm
1. Tính vị
Vị đắng, không có độc, tính hơi hàn.

2. Qui kinh
Qui vào Can, Tâm và Tâm bào.

3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:

Tác dụng chống đông máu và cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
Cải thiện chức năng tim nên có khả năng ngăn chặn nhồi máu cơ tim.
Tác dụng giãn động mạch vành.
Tác dụng hạ huyết áp.
Giảm nồng độ triglicerid trong máu và gan.
An thần, kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư.
Theo Đông y:

Công dụng: Hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, thanh tâm, khứ ứ và trừ phiền.
Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, hạ tiêu kết thành hòn cục, mất ngủ, hồi hộp, bế kinh, sưng đau khớp và nhọt sưng tấy.
4. Cách dùng – liều dùng
Dùng đan sâm ở dạng sắc, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với một số dược liệu khác. Liều dùng trung bình 6 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu đan sâm
Với tính năng hoạt huyết và khứ ứ, đan sâm thường được sử dụng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh về máu như huyết tụ, bầm tím, ban ứ huyết và máu lưu thông chậm,…
1. Bài thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ chữa các bệnh phụ khoa

Bài thuốc 1: Dùng đan sâm 20 – 40g, sau đó đem tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 3 – 4g uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía, ngày dùng 2 lần để điều kinh và bài tiết dịch ứ bên trong.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị hương phụ 8g, đan sâm 15g và trạch lan 12g hoặc dùng tiểu hồi 8g, đan sâm và đương quy mỗi thứ 15g. Đem các vị tán thành bột và dùng với liều lượng tương tự bài thuốc trên.
Bài thuốc 3: Phối hợp ích mẫu thảo, đào nhân, hồng hoa và đan sâm để điều trị chứng đau bụng khi hành kinh.
2. Bài thuốc trị đau bụng do các nguyên nhân khác

Bài thuốc 1: Dùng sa nhân, nhũ hương và một dược mỗi thứ 6 – 10g, đan sâm 12 – 20g và xích thược 8 – 12g. Đem sắc uống.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị sa nhân 6g, đan sâm 40g và đàn hương 6g. Sắc bài thuốc này uống đều đặn có tác dụng giải huyết ứ khí trệ và làm giảm triệu chứng đau vùng thượng vị.
3. Bài thuốc chữa viêm khớp cấp tính

Chuẩn bị: Hy thiêm thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi thứ 20g, đan sâm 12g, tỳ giải và kê huyết đằng mỗi thứ 16g, cam thảo nam và ý dĩ mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc thành nước và dùng hàng ngày.
4. Bài thuốc bổ Tư can

Chuẩn bị: Đương quy 2000g, thù nhục 200g, đan sâm 400g, thanh bì và chỉ thực mỗi thứ 200g, mạch môn, đơn bì, trạch tả và bạch linh mỗi thứ 200g, hà thủ ô đỏ, hoài sơn và ngọc trúc mỗi thứ 400g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn, sau đó thêm mật ong vào nhào thành viên. Mỗi viên hoàn có trọng lượng khoảng 5g, mỗi ngày uống từ 4 – 6 viên.
5. Bài thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất máu ở phụ nữ sau khi sinh nở

Chuẩn bị: Địa hoàng 12g, đan sâm 8g, mạch môn 10g, huyền sâm 12g, thiên môn 10g, toan táo nhân, phục linh, đương quy, bá tử nhàn và viễn chí mỗi thứ 8g, cát cánh 6g, ngũ vị tử 6g và chu sa 0.6g.
Thực hiện: Để chu sa riêng, các vị khác sắc và uống cùng với chua sa. Hoặc tán bột và làm thành viên, mỗi ngày dùng 20g.
6. Bài thuốc chữa viêm khớp đi kèm với tổn thương ở tim

Bài thuốc 1: Chuẩn bị kim ngân hoa 20g, đảng sâm 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, đan sâm 20g, hoàng kỳ 16g, hoàng bá 12g, liên kiều 12g, táo nhân 8g, hoàng cầm 12g, phục linh 8g, viễn chí và mộc hương mỗi thứ 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2 (dùng khi có loạn nhịp tim): Dùng kim ngân hoa và sinh địa mỗi thứ 20g, a giao, hạt vừng, liên kiều, mạch môn, đại táo mỗi thứ 12g, đảng sâm 16g, đan sâm 16g, gừng sống 4g. Ngày sắc uống 1 thang cho đến khi khỏi.
Bài thuốc 3: Sử dụng ké đầu ngựa, đảng sâm, kim ngân hoa, thổ phục linh và ý dĩ mỗi thứ 20g, đan sâm 12g, tỳ giải, bạch truật và kê huyết đằng mỗi thứ 16g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
7. Bài thuốc chữa suy tim

Chuẩn bị: Bạch truật, xuyên khung, trạch tả, mã đề, ý dĩ, ngưu tất, mộc thông và đan sâm mỗi thứ 16g, đảng sâm 20g.
Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang.
8. Bài thuốc chữa đau nhói vùng tim và đau tức ở ngực

Bài thuốc 1: Chuẩn bị uất kim, xuyên khung và trầm hương mỗi thứ 20g, hương phụ chế, qua lâu, xích thược và hẹ mỗi thứ 12g, đan sâm 32g và đương quy vĩ mỗi thứ 10g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Sử dụng uất kim, hoàng kỳ, xích thược, hồng hoa và xuyên khung mỗi thứ 20g, đan sâm 32g, trầm hương, đảng sâm và đương quy mỗi thứ 16g, hương phụ và mạch môn mỗi thứ 12g. Đem các vị sắc thành nước uống, ngày dùng 1 thang.
9. Bài thuốc điều trị thấp khớp mãn tính thể nhiệt

Chuẩn bị: Cốt toái bổ, kê huyết đằng, rau máu, hy thiêm, độc hoạt, thổ phục linh, đan sâm, thạch cao, địa hoàng, uy linh tiên, khương hoạt, thiên hoa phấn mỗi thứ 12g, cam thảo 4g và bạch chỉ nam 8g.
Thực hiện: Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
10. Bài thuốc điều trị thấp khớp thể hàn

Chuẩn bị: Đảng sâm 20g, đan sâm 12g, ngưu tất 10g, u chát chìu, thục địa, thổ phục linh, độc hoạt, tang ký sinh, kê huyết đằng, xích thược, thiên niên kiện, khương hoạt và đỗ trọng mỗi thứ 12g, nhục quế 8g, hoài sơn 16g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống mỗi ngày.
11. Bài thuốc chữa sưng gan, đau vùng gan và viêm gan mãn tính

Chuẩn bị: Nọc sởi và đan sâm mỗi thứ 20g.
Thực hiện: Đem sắc uống thay cho trà/ nước hằng ngày.
12. Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh và mất ngủ

Bài thuốc 1: Chuẩn bị viễn chí 4g, quả trắc bá, đan sâm, táo nhân sao và liên tâm mỗi thứ 8g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị hạt muồng sao, bạch thược, ngưu tất, đan sâm, đại táo, mạch môn và huyền sâm mỗi thứ 16g, toan táo nhân và dành dành mỗi thứ 8g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang.
13. Bài thuốc chữa xơ gan giai đoạn đầu

Chuẩn bị: Nhân trần 20g, đan sâm 16g, bạch truật 12g, cam thảo, gừng, đại táo và đại phúc bì mỗi thứ 6g, ý dĩ 16g, bạch thược, hoàng kỳ, bạch linh và sài hồ mỗi thứ 10g, chi tử và ngũ gia bì mỗi thứ 8g.
Thực hiện: Sắc các dược liệu, ngày dùng 1 thang.
14. Bài thuốc chữa động kinh

Chuẩn bị: Đảng sâm, kỷ tử, bạch truật và hà thủ ô mỗi thứ 12g, cam thảo và trần bì mỗi thứ 6g, đan sâm 8g, phục linh, bột rau thai nhi và viễn chí mỗi thứ 8g, cam thảo và trần bì mỗi thứ 6g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống hoặc tán bột làm thành viên.
15. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn

Chuẩn bị: Bạch thược, đan sâm, uất kim, thanh bì, bạch truật, bạch linh và sài hồ mỗi thứ 8g, gừng 4g, hương phụ, bạc hà và cam thảo mỗi thứ 6g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
16. Bài thuốc chữa di chứng của viêm não Nhật Bản

Chuẩn bị: Quyết minh tử sao 16g, huyền sâm, đơn bì, bạch thược, sinh địa, huyền sâm, đơn bì và bạch thược mỗi thứ 12g, đan sâm 12g, liên tâm, hoàng bá, câu dằng và lá bọ mẩy mỗi thứ 8g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
17. Bài thuốc chữa đinh râu

Chuẩn bị: Kim ngân hoa, thạch cao và bồ công anh mỗi thứ 40g, tạo giấc thính 16g, đan sâm và sinh địa mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem sắc uống.
18. Bài thuốc trị viêm tắc động mạch chi

Chuẩn bị: Đương quy vĩ 16g, hoàng kỳ và đan sâm mỗi thứ 20g, tô mộc, hồng hoa, nhũ hương, bạch chỉ, xích thược, đào nhân, một dược, nghệ, quế chi mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
19. Bài thuốc trị đại tiện ra máu, chảy máu mũi hoặc chảy máu dưới da

Chuẩn bị: Mao căn 40g, hồng hoa 4g, đan sâm 12g, đơn bì, liên kiều, xích thược, ích mẫu và bạch thược mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
20. Bài thuốc trị phong nhiệt ghẻ lở

Chuẩn bị: Hạt sà sàng 16g, đan sâm 20g và thổ sâm 16g.
Thực hiện: Nấu nước sôi, để ấm và rửa lên vùng da bị tổn thương.
21. Bài thuốc điều trị sốt xuất huyết

Chuẩn bị: Bồ công anh 100g, mộc thông, thông thảo, huyền sâm và xa tiền mỗi thứ 16g, đan sâm 12g và sài đất 40g, tạo giác thích 8g.
Thực hiện: Đem sắc uống.
22. Bài thuốc chữa mất kinh

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, đảng sâm và bạch truật mỗi thứ 12g, ngưu tất, thăng ma, đương quy, bạch thược và sài hồ mỗi thứ 8g, đan sâm 8g, cam thảo 4g và trần bì 6g.
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Những điều cần chú ý khi dùng đan sâm
Đan sâm kỵ giấm, úy diêm thủy và phản lê lô, vì vậy cần tránh dùng phối hợp với những dược liệu này.

Một số dược liệu có trong bài thuốc từ đan sâm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *