Bán cát căn

Bán cát căn giá 100 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu xin liên hệ:

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHÂN TÂM.

Phụ trách chuyên môn Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga.

Địa chỉ: Số nhà 133 ngõ 106 Hoàng Ngân – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nôi.

Điện thoại: 0904050042; 0978996997

Cát căn

Cát căn

Cát căn (củ sắn dây) là vị thuốc Nam quý, có vị ngọt, tính mát. Vị thuốc này thường được dùng để giải ngộ độc rượu, cảm nắng, nóng sốt kéo dài, đau nhức vùng lưng, huyết áp cao và chứng ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên dược liệu có tính mát nên kiêng dùng cho người nóng sốt mà sợ lạnh, âm hư hỏa vượng và thương thực hạ hư.
Hoa mọc thành chùm dài 14 – 30cm, màu xanh tím hoặc xanh lơ, có mùi thơm. Quả dạng đậu, dài khoảng 8cm, giữa các hạt vỏ thường thắt lại, vỏ quả được phủ lông màu vàng nâu. Cây ra hoa vào tháng 9 – 10 hằng năm, sai quả vào tháng 11 – 12.

Cát căn

Cát căn

2. Bộ phận dùng
Rễ củ được dùng làm thuốc. Ngoài ra hoa của cây cũng được dùng làm thuốc, được gọi là cát hoa.

Cát căn

Cát căn

3. Phân bố
Cây mọc hoang hoặc được trồng tại nhiều địa phương ở nước ta.

4. Thu hái – sơ chế
Thu hái rễ củ vào tháng 11 hằng năm. Chọn thứ củ có màu trắng đục, khi cắt ra có màu vàng. Sau khi thu hái về có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:

Khúc củ: Rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài sau cắt thành từng đoạn ngắn 13cm. Xếp vào bên trong vại và cho nước muối đặc vào ngâm trong nửa ngày. Sau đó tiếp tục pha nước muối ngâm dược liệu trong 7 ngày rồi vớt ra, đem ngâm dưới sông trong 3 – 4 giờ rồi phơi trong 2 – 3 ngày. Bỏ dược liệu vào hòm và xông với lưu hoàng trong 2 ngày đêm cho củ mềm và trong, mất màu vàng chỉ còn lại màu trắng bột. Đem dược liệu phơi khô hoàn toàn và bảo quản dùng dần.
Miếng vuông: Gọt bỏ vỏ ngoài, cắt thành khối vuông có cạnh từ 1.5 – 3cm, sau đó xông với lưu hoàng và đem sấy khô là dùng được.
Khoanh củ: Bóc bỏ vỏ ngoài, cắt thành khúc dài từ 8 – 15cm, xông với lưu hoàng 3 lần. Sau đó đem phơi dược liệu vào ban ngày và tối đến sấy lưu hoàng cho đến khi khô hoàn toàn.
Chế bột sắn dây: Cạo bỏ vỏ, xay giã cả củ, lọc lấy nước, thêm nước lạnh vào rồi dùng khăn mỏng lọc xác, tạp chất và bụi bặm, đất cát. Thực hiện lọc trong vòng 1 tháng cho đến khi khuấy nước không còn đục là được. Sau đó đổ bột ra miếng vải và phơi khô thành bột, bảo quản dùng dần.
5. Bảo quản
Dễ ẩm mốc và mối mọt nên cần đậy kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

6. Thành phần hóa học
Cát căn chứa Puerarin – Xyloside, Daidzin, Arachidic acid, Puerarin, Daidzein, b-Sitosterol, 4-Methoxypuerarin, 7-Diglucoside, Genistein, Formononetin,…

Vị thuốc cát căn
1. Tính vị
Vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Nước cốt rễ dùng sống thì có tính rất hàn.
Cát hoa có vị ngọt, không độc, tính bình.
2. Quy kinh
Quy vào kinh Bàng quang, Tỳ, Vị và Phế.

3. Tác dụng dược lý của cát căn
– Công dụng của cát căn theo Đông Y:

Tác dụng: Tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề Vị khí.
Chủ trị: Sỏi thời kỳ đầu, chứng biểu nhiệt, tiêu chảy, gáy đau vai cứng, đau trước trán, tà ở kinh dương minh, lưng sau cứng,…
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thực nghiệm trên súc vật nhận biết nước sắc dược liệu có tác dụng giải nhiệt mạnh.
Daidzein trong thuốc có thể làm giãn cơ ruột ở chuột thực nghiệm. Cơ chế hoạt động tương tự Spasmaverine.
Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành và não của người bị xơ vữa động mạch.
Nước sắc dược liệu có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh huyết áp cao (58%) và kiểm soát triệu chứng của bệnh (33%).
Dùng phối hợp nước sắc dược liệu kèm theo vitamin B có thể hỗ trợ điều trị điếc đột ngột.
Tác dụng giãn co thắt cơ, tiêu viêm, thu liễm.
4. Cách dùng – liều lượng
Dược liệu được dùng ở dạng sắc và ép lấy nước là chủ yếu. Mỗi ngày dùng từ 4 – 40g.

35 Bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc cát căn
1. Bài thuốc chữa chứng cổ cứng, sợ gió, không có mồ hôi, miệng khát

Chuẩn bị: Ma hoàng 9g, sinh khương (cắt lát) 9g, thược dược 6g, cát căn 12g, quế chi (bỏ vỏ) 6g, cam thảo 6g và đại táo 12 quả.
Thực hiện: Sắc với 1 lít nước còn lại 0.3 lít, chắt lấy nước chia thành 3 lần uống.
2. Bài thuốc chữa viêm dạ dày, viêm ruột và lỵ kèm sốt

Chuẩn bị: Hoàng cầm, cam thảo, cát căn và hoàng liên các vị bằng lượng nhau.
Thực hiệc: Chế thành cao rồi làm thành viên nặng 0.623g. Mỗi lần dùng 3 – 4 viên, ngày dùng 3 lần.
3. Bài thuốc sởi mọc không đều ở trẻ em

Chuẩn bị: Ngưu bàng tử 10g, cam thảo 10g, thăng ma 10g, cát căn 5 – 10g.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.
4. Bài thuốc giúp giảm đau, hạ sốt

Chuẩn bị: Bạch chỉ, địa liền và cát căn.
Thực hiện: Chế thành viên (mỗi viên gồm 0.03g địa liền, 0.1g bạch chỉ và 0.12g cát căn). Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 viên.
5. Bài thuốc trị chứng tổn thương gân ra máu

Chuẩn bị: Cát căn tươi.
Thực hiện: Giã lấy nước uống còn bã dùng đắp ở nơi đau nhức.
6. Bài thuốc trị say rượu không tỉnh

Chuẩn bị: Cát căn sống.
Thực hiện: Sắc uống 2 thăng, khi nào tiểu ra là khỏi.
7. Bài thuốc giải độc do uống thuốc quá liều

Chuẩn bị: Cát căn khô.
Thực hiện: Sắc lấy nước uống.
8. Bài thuốc trị đau nhức vùng thắt lưng

Chuẩn bị: Cát căn sống.
Thực hiện: Nhai sống, nuốt nước cho đến khi khỏi.
9. Bài thuốc chữa ngộc độc sinh bồn chồn, bứt rứt, nôn mửa và phát cuồng

Chuẩn bị: Cát căn.
Thực hiện: Sắc uống.
10. Bài thuốc trị thời khí kèm sốt cao, nhức đầu

Chuẩn bị: 1 chén đậu xị và cát căn sống.
Thực hiện: Đem cát căn rửa sạch, giã nát lấy một chén nước cốt lớn. Sau đó thêm đậu xị vào sắc còn 6 phân, vớt bỏ bã và chia thành nhiều lần uống. Khi nào ra mồ hôi là được, nếu mồ hôi chưa toát ra nên uống tiếp.
Lưu ý: Nếu tâm nhiệt, gia thêm 10 hạt kha tử nhân.
11. Bài thuốc trị chứng nhiệt khát lâu ngày ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 20g cát căn.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
12. Bài thuốc trị chứng máu mũi chảy không cầm được

Chuẩn bị: Cát căn sống.
Thực hiện: Ép lấy nước, chia thành 3 lần và dùng uống sẽ khỏi.
13. Bài thuốc trị vết lở do cọp vồ

Chuẩn bị: Cát căn sống và bột cát căn 20g.
Thực hiện: Đem cát căn sống sắc đặc và ngâm rửa, còn dùng bột cát căn uống, dùng 6 lần trong vòng 1 ngày đêm.
14. Bài thuốc trị chứng thương hàn, mạch hồng, nóng sốt, nhức đầu do các bệnh thiên hành thời khí

Chuẩn bị: Đậu xị 1 thăng, 2 tô nước lạnh và cát căn 60g.
Thực hiện: Đem sắc còn nửa thăng, sau đó thêm 1 ít gừng và dùng uống hằng ngày.
15. Bài thuốc đề phòng nhiệt bệnh do gió độc dễ lây lan

Chuẩn bị: Sinh địa 1 thăng, hương kỷ ½ thăng và cát căn 2 thăng.
Thực hiện: Tán bột mịn, ngày dùng 3 lần sau khi ăn, uống cùng với nước cơm. Nếu mắc bệnh, nên dùng 5 lần/ ngày.
16. Bài thuốc chữa chứng nôn khan kéo dài

Chuẩn bị: Cát căn sống.
Thực hiện: Đem các vị giã nát lấy một bát nước uống là khỏi.
17. Bài thuốc trị tâm nhiệt nôn mửa ra máu không cầm được

Chuẩn bị: Cát căn tươi.
Thực hiện: Vắt lấy nước thăng nước cốt uống vào là khỏi.
18. Bài thuốc trị viêm ruột cấp tính, lỵ khiến người bứt rứt và sốt

Chuẩn bị: Hoàng liên 4g, hoàng cầm và cát căn mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
19. Bài thuốc trị sốt mới phát khiến người nóng nảy, khát nước và bực dọc

Chuẩn bị: Cam thảo 8g, tri mẫu 8g, sinh thạch cao 20g và cát căn 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
20. Bài thuốc trị chứng gáy lưng co quắp và viêm tủy xám ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Thạch cao 8g, hoàng cầm 4g, toàn yết 2 con, hoàng liên 2.8g, cát căn 8g, kim ngân hoa 4g, ngô công 2 con, bạch thược 4g, cam thảo 2g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống hằng ngày.
21. Bài thuốc trị chứng sốt ở phụ nữ mang thai

Chuẩn bị: Cát căn.
Thực hiện: Sắc lấy 2 thăng nước, chia thành 3 lần dùng là khỏi.
22. Bài thuốc trị chứng phiền táo nóng khát

Chuẩn bị: Bột cát căn 160g.
Thực hiện: Trước tiên dùng nước tẩm cám tẩm gạo nửa thăng trong vòng 1 đêm, sau đó vớt ra nồi, cho nước khác vào, khuấy đều và nấu chín. Cuối cùng trộn với bột cát căn và dùng ăn trực tiếp.
23. Bài thuốc trị chứng sốt cao, nôn mửa, khi ăn bị kinh giản ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Bột cát căn 80g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy 2 chén nước cốt và trộn đều. Sau đó đem chưng cách thủy ăn như cháo.
24. Bài thuốc trị chứng cảm mạo, nhức đầu, đau mắt, khó ngủ, mạch vi hồng, lạnh ít nóng nhiều, chân tay mỏi, yếu

Chuẩn bị: Khương hoạt, hoàng liên, thược dược, sài hồ và bạch chỉ mỗi vị 4g, cát căn 8g, sinh khương 3 lát, thạch cao 8g, đại táo 2 quả.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
25. Bài thuốc trị chứng sởi mới phát hoặc chưa mọc hết

Chuẩn bị: Ngưu bàng tử, cát căn và kinh giới mỗi vị 12g, cát cánh và uất kim mỗi vị 8g, cam thảo và thuyền thoái mỗi vị 4g, liên kiều 16g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
26. Bài thuốc chữa chứng cảm mạo gây đau cứng vai gáy, sốt, phiền khát

Chuẩn bị: Thạch cao 16g, sài hồ 4g, khương hoạt, bạch thược, hoàng cầm và bạch chỉ mỗi vị 4 – 8g, cát căn 8 – 12g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả.
Thực hiện: Đem sắc lấy nước uống.
27. Bài thuốc trị chứng tiểu đường

Chuẩn bị: Mạch môn 12 – 16g, ngũ vị tử 6 – 8g, cát căn 16 – 20g, sa sâm 12g, khổ qua 12g, đơn bì 12g, thạch hộc 12g, cam thảo 3g và thỏ ty tử 12g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
28. Bài thuốc dùng ngoài chữa chứng đổ nhiều mồ hôi gây ngứa da

Chuẩn bị: Thiên hoa phấn và bột cát căn mỗi thứ 5g, hoạt thạch 20g.
Thực hiện: Dùng các vị ở dạng bột, trộn đều và rắc lên vùng da cần điều trị.
29. Bài thuốc chữa chứng tăng huyết áp khiến vùng cổ bị đau cứng

Chuẩn bị: Cát căn 20g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.
30. Cháo cát căn chữa chứng khát nước, phiền táo, bụng nóng cồn cào

Chuẩn bị: Gạo tẻ 15g và bột cát căn 120g.
Thực hiện: Ngâm gạo tẻ với nước trong vòng 1 đêm, hôm sau đem bỏ bớt nước và trộn đều với bột thuốc, nấu cháo ăn 2 lần/ ngày.
31. Bài thuốc chữa cảm nắng, khát nước, nóng ruột, đau đầu

Chuẩn bị: Dùng đậu ván (sao) 12g và cát căn 20g.
Thực hiện: Giã giập và sắc nước uống hằng ngày.
32. Bài thuốc chữa chứng ngộ độc thức ăn nhẹ

Chuẩn bị: Ngó sen tươi và cát căn tươi.
Thực hiện: Giã nát và vắt lấy khoảng 500ml nước cốt mỗi thứ, sau đó trộn đều và chia thành 3 – 5 lần dùng trong ngày.
33. Bài thuốc trị ngộ độc rượu (tiểu tiện đỏ, người phát sốt, nôn ra máu, tỳ vị hư tổn)

Chuẩn bị: Hoàng liên 4g, bột cam thảo 15g, hoa sắn dây 30g và hoạt thạch (thủy phi) 30g.
Thực hiện: Tán các vị thành bột, sau đó trộn với nước làm thành viên. Mỗi lần dùng 3g uống với nước mát.
34. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp

Chuẩn bị: Câu đằng và cát căn thái phiến, bằng lượng nhau.
Thực hiện: Tán vụn, phơi khô và trộn đều bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng khoảng 30g bọc trong túi vải rồi hãm với nước sôi trong 30 phút và dùng uống thay trà.
35. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng khát ở người mắc bệnh tim mạch

Chuẩn bị: Đan sâm 180g, cam thảo 60g, bạch linh 90g và cát căn 200g.
Thực hiện: Đem sấy khô rồi tán vụn và bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần dùng 40g hãm với nước sôi trong 20 phút và dùng uống thay nước trà.
Lưu ý: Không dùng bài thuốc này cho phụ nữ mang thai.
Kiêng kỵ và lưu ý khi dùng dược liệu cát căn
Cần phân biệt cát căn (cây sắn dây) với:

Sắn dây được dùng để ăn (Pueraria edulis): Dạng cây leo, lá hình mũi tên, thân không có lông và có rất ít quả.
Sắn dây Nga mi (Pueraria ometensis): Cây lá đơn, phiến lá hình trứng, mặt lá được phủ lông ngắn có màu trắng.
Sắn dây rừng (Pueraria Montana): Dạng cây bụi, mọc leo hoặc quấn. Lá hình kép lông chim, mặt lá được phủ lông nhỏ có màu hung. Hoa mọc thành chùy ở nách lá, không cuống và có màu tím.
Không dùng cát căn cho trường hợp âm hư hỏa vượng và thương thực hạ hư. Đồng thời cần thận trọng khi dùng cho người sốt nóng mà sợ lạnh.

Cát căn (bột sắn dây) là vị thuốc nam quen thuộc và được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Nếu có ý định dùng bài thuốc trong thời gian dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *