Đan sâm
Bán đan sâm 250 nghìn/kg
Liên hệ:
Nhà thuốc Đông y Nhân Tâm
Số nhà 133 ngõ 106 phố Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Giấy phép kinh doanh số: 01G8006771
Giấy phép hành nghề số: 00860/HNO – CCHND
Giấy phép đủ điều kiện hành nghề số: 05 – 0011/HNO – ĐKKDD
Chủ cơ sở: DS Nguyễn Thị Thúy Nga.
Điện thoại: 0978,996,997
1. Tên khoa hoc: Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge)
2. Họ: Bạc hà (Lamiaceae).
3. Tên khác: Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.
4. Mô tả:
Cây: Cây thảo lâu năm, cao chừng 40-80cm; rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5-1,5cm, màu đỏ nâu (nên còn có tên là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn). Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét; lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù; mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa; mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên cong hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba thuỳ; 2 nhị ở môi dưới; bầu có vòi dài. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng 1,5mm. Ra hoa tháng 4-6, kết quả tháng 7-9.
Dược liệu: Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se.
5. Phân bố:
Cây được nhập trồng ở vùng núi (như Tam Đảo) và đồng bằng (Hà Nội), sinh trưởng tốt.
6. Trồng trọt:
Có khả năng phát triển trồng ở các vùng chuyên canh
7. Bộ phận dùng:
Dược liệu là rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza).
8. Thu hái, chế biến:
Thu hái rễ, phơi khô hoặc sấy.
Đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô để dùng.
Tửu đan sâm (Chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.
9. Thành phần hoá học:
Các dẫn chất có nhóm ceton (tansinon I, tansinon II, tansinon III ) và chất tinh thể màu vàng cryptotanshinon, isocryptotanshinon, methyl-tanshinon. Ngoài ra còn có acid lactic, phenol, vitamin E.
10. Tác dụng dược lý:
10.1. Đan sâm có tác dụng làm giãn động mạch vành, khiến lưu lượng máu của động mạch vành tăng rõ, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim. Trên thực nghiệm chuột nhắt hay chuột lớn thuốc đều có tác dụng tăng hoặc kéo dài tỷ lệ sống trong điều kiện thiếu oxy.
10.2. Thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu.
10.3. Có tác dụng hạ huyết áp.
10.4. Trên thực nghiệm thỏ gây xơ mỡ mạch, thuốc có tác dụng làm giảm triglicerit của gan và máu.
10.5. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên chuột thực nghiệm.
11. Công năng:
Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.
12. Công dụng:
Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.
13. Cách dùng, liều lượng:
Ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
14. Bài thuốc:
13.1. Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương: Dùng Ðan sâm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.
13.2. Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan: Dùng Ðan sâm, Cỏ nọc sởi, mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.
13.3. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở: Dùng Ðan sâm 20g, Thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng. 4. Chữa tim sưng đau, hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt: Dùng Ðan sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Sinh địa, mỗi vị 20g, Tâm sen sao, Hoàng liên (hay Dành dành) mỗi vị 8g, sắc uống.
Kiêng kỵ: Không dùng chung với Lê lô.