Địa chỉ bán tâm sen khô

Bán tâm sen khô loại 1 giá 250 nghìn/kg

Quý khách có nhu cầu mua tâm sen xin liên hệ:

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Nhân Tâm

Địa chỉ: Số 133 ngõ 106 Hoàng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0978996997; 0904050042

Tâm sen

Tâm sen

Tâm sen:

Sen là một trong số ít những loại thảo dược có thể sử dụng toàn cây như: liên tu (nhuỵ sen), liên phòng (gương sen), liên ngẫu (ngó sen), thạch liên nhục (hạt sen phơi khô còn cả vỏ cứng), liên nhục (hạt sen đã bỏ vỏ cứng) và cuối cùng là liên tử tâm (hay tâm sen). Trong đó, tâm sen (còn gọi là liên tử tâm) là vị thuốc Đông y nổi bật bởi tác dụng an thần, trị bệnh mất ngủ, trừ cảm nắng, giải nhiệt.

Tâm sen (còn gọi là liên tử tâm) là vị thuốc Đông y nổi bật bởi tác dụng an thần, trị bệnh mất ngủ, trừ cảm nắng, giải nhiệt.

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Liên tử tâm

Tên khoa học: Plumu Nelumbinis.

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Tâm sen (hay còn gọi là liên tử tâm) là mầm xanh nằm ở chính giữa hạt sen, thuộc cây sen. Cây sen có lá xanh, đường kính từ 15 – 30 cm, có gân, mặt dưới lá có màu xám, mặt trên lá có màu xanh, hơi nhàu. Hoa sen có màu hồng sậm. Tất cả các bộ phận của sen đều có thể được dùng để làm thuốc.

Phân bố: Cây sen thường thường được trồng hoặc mọc hoang tại các vùng đầm lầy, đất trũng ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Dương, Malaysia, châu Đại Dương.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Thu hái: Khi cây ra hoa, có hạt (thời điểm thu hoạch tốt nhất là từ tháng 7 – tháng 9).

Chế biến: Sau khi thu hoạch, bổ đôi hạt và lấy phần tâm sen bên trong. Sao vàng trước khi dùng.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hóa học

Trong tâm sen có các thành phần hóa học sau:

liensinine
isoliensinine
neferine
lotusine
motylcon
paline
nuciferin, bisclaurin (alcaloid)
betus (base hữu cơ).

5. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Trong thành phần của tâm sen có chứa asparagine và các alkaloid. Alkaloid như Nuciferin có công dụng trấn an tinh thần, kéo dài giấc ngủ, trấn tĩnh.

Bên cạnh đó, Asparagine có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng giảm huyết áp của sen dựa trên cơ chế làm giãn thành mạch máu cơ trơn và giảm huyết lực huyết quản, nhờ đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy dịch tiết từ tâm sen còn có tác dụng cường tim.

Theo y học cổ truyển:

Tâm sen có tác dụng dược lý sau:

Thanh tâm (giải nhiệt tạng tâm):

Công năng này làm giúp cho tâm sen có thể chủ trị được một số bệnh ôn nhiệt, tà nhiệt bị giữ ở tâm bào (màng ngoài của tạng tâm). Bệnh thuộc thể này có biểu hiện đặc trưng như nói mê, chóng mặt, sốt, nói nhảm. Có thể gia thêm vị thuốc mạch môn để tăng độ công hiệu.

Trấn kinh an thần (giữ cho tinh thần được thư thái):

Công năng này giúp tâm sen trị được chứng tâm phiền, bất an dẫn đến mất ngủ; chứng đau đầu; hoa mắt; hồi hộp; nhịp tim nhanh; đánh trống ngực. Tâm sen nên phối hợp với các vị thuốc khác như bá tử nhân, táo nhân để gia tăng hiệu quả.

Tâm sen có tính hàn nên đặc biệt tốt cho những người bị chứng mất ngủ thể thực nhiệt với triệu chứng gồm: ù tai, khô miệng, chất lưỡi đỏ kèm táo bón, miệng khô…, uống vào giúp hạ hỏa, sảng khoái, ngủ ngon.

Theo một số y thư cổ, tâm sen còn có tác dụng giáng áp (hạ huyết áp), chỉ huyết (cầm máu), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt).

6. Tính vị

Tâm sen có vị đắng, tính hàn.

7. Qui kinh

Vị thuốc tâm sen quy vào kinh tâm và thận.

8. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 1 – 3 gam mỗi ngày.

Cách dùng: Dùng trong chế biến món ăn hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Chọn tâm sen có nguồn gốc rõ ràng.

Sao vàng trước khi sử dụng để loại bỏ bớt độc tính.

Tăng dần liều lượng cho đến khi đạt giá trị tối ưu sau mỗi lần dùng.

Có thể ngưng điều trị bằng tâm sen sau 1 tuần nếu cảm thấy bài thuốc không hiệu quả.

Không dùng kéo dài quá một tháng để tránh tình trạng độc tố tích lũy, gây tổn hại sức khỏe.

9. Bài thuốc

Tham khảo một số bài thuốc từ tâm sen:

tấm sen có tác dụng gì
Tâm sen được dùng để trị nhiều bệnh.
An thần, dễ ngủ:

Chuẩn bị: 5 gam tâm sen, 20 gam lá vông, 10 gam táo nhân, 10 gam hoa nhài tươi.

Thực hiện: Tâm sen đem sai thơm; táo nhân sao đen rồi đập cho dập; lá vông sấy khô rồi tán thành bột. Trộn tất cả các nguyên liệu trên và đem hãm với 1 lít nước, để nguội. Khi nước còn ấm, thêm hoa nhài vào và dùng nhiều lần trong ngày.

Trị mất ngủ do nóng trong người, tiểu ít:

Chuẩn bị: 8 gam tâm sen, 5 gam cam thảo tán bột.

Thực hiện: Hãm tất cả nguyên liệu trên với nước sôi, dùng trong ngày.

Chữa tâm phiền, hồi hộp, mất ngủ, lo âu:

Chuẩn bị: 8 gam tâm sen, 20 gam hạt muồng sao khô, 15 gam mạch môn.

Thực hiện: Hãm tất cả các nguyên liệu trên, uống thay trà. Khi điều trị bệnh bằng bài thuốc trên, cần kiêng nước chè và cà phê.

Phòng rối loạn nhịp tim, hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp (không dùng bài thuốc cho người bị huyết áp thấp):

Chuẩn bị: 3 gam tâm sen.

Thực hiện: Hãm tâm sen với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút, dùng thuốc mỗi ngày.

Lương huyết, thanh nhiệt, dưỡng tâm, an thần (món ăn thích hợp với những người bị chóng mặt, hoa mắt, táo bón kéo dài, suy nhược cơ thể):

Chuẩn bị: 5 gam tâm sen, 100 gam gạo tẻ.

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu trên nấu thành cháo, thêm chút đường phèn để tạo vị ngọt và dễ ăn. Chia ra dùng vài lần trong ngày.

Trị di tinh, mộng tinh, ù tai, đau lưng, nước tiểu vàng:

Chuẩn bị: 8 gam tâm sen, 20 gam đậu đen, 20 gam thục địa, 16 gam khiếm thực, 16 gam hạt sen, 12 gam quả dành dành, 10 gam hạt hòe.
Thực hiện: Sắc tất cả các nguyên liệu trên, dùng 1 thang mỗi ngày. Sau 10 thang là kết thúc 1 liệu trình.

10. Lưu ý

Khi điều trị bệnh bằng tâm sen, cần lưu ý một số điều sau:

Tâm sen có tính hàn, không thích hợp cho những người có tỳ vị hư yếu (ăn không ngon, đại tiện phân sống hoặc lỏng, đầy bụng), bị rối loạn tiêu hóa.

Không dùng tâm sen điều trị mất ngủ kéo dài. Với những người bị hư nhiệt (mệt mỏi, suy nhược, táo bón, có thể kèm theo sốt nhẹ…), dùng tâm sen chữa mất ngủ kéo dài có thể gây mất trí nhớ, mệt mỏi, nhịp tim bất thường..

Tâm sen có thể ngăn ngừa và điều trị chứng tăng huyết áp. Tuy vậy, không dùng vị thuốc trên nếu bạn đang bị chứng huyết áp thấp.
Những người có thể hàn, cơ thể hư nhược với biểu hiện như dễ tỉnh giấc, hay ngủ mê, rêu lưỡi mỏng, sợ lạnh, thích ấm… nếu dùng thì bệnh sẽ nặng hơn.

Các alcaloid có trong tâm sen có công dụng an thần, giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc cho cơ thể. Do đó, chỉ nên sử dụng tâm sen đã qua bào chế và không nên điều trị lâu dài. Ngoài ra, các Alcaloid chỉ có tác dụng phục hồi thần kinh nhẹ, người bệnh có thể cải thiện bệnh được một thời gian nhưng dễ mất ngủ trở lại do thần kinh còn yếu, quá trình điều tiết giấc ngủ chưa được hồi phục. Vì thế, cần phối hợp dùng tâm sen với việc thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *