Nhân sâm trong đời sống người Hàn Quốc
Nấm linh chi Hàn Quôc giá 500 nghìn/kg
Người Hàn Quốc gọi nhân sâm là insam – thứ “rễ thần bí”, “thuốc tiên bí ẩn cho cuộc sống bất diệt”. Loài cây này đã ám ảnh người dân ở khắp nơi trên thế giới, từ những vương triều trung cổ đến con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Từ nỗi ám ảnh của các vương triều cổ
Được trồng 1500 năm trước, nhưng giá trị của nhân sâm Hàn Quốc được thế giới biết đến từ rất sớm, vào thế kỷ 4 trước công nguyên. Trong hành trình tìm kiếm các dược liệu “cải lão hoàn sinh”, các vương triều Hàn Quốc và Trung Hoa đã tìm thấy nhân sâm như phương thuốc cực kỳ giá trị. Những cuốn sách đầu tiên trong giai đoạn này đã miêu tả nhân sâm như là một loại thuốc trị bệnh và thuốc bổ nổi tiếng.
Trồng nhân sâm tại Hàn Quốc!
Lần đầu tiên, nhân sâm được đề cập đến như một thuốc bổ vào khoảng năm 48 đến 33 trước Công nguyên, trong một cuốn sách của người Trung Hoa cổ. Ở Hàn Quốc, nhân sâm được ghi nhận là dược liệu truyền thống quan trọng từ thời Goguryeo, từ năm 37 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên.
Nhâm sâm mang hình dạng con người, người Trung Hoa tin rằng rễ nó có thể chữa khỏi mọi bệnh tật của con người. Trong các nước trồng sâm, nhân sâm Hàn Quốc có hình dáng giống với con người nhất. Ở Nhật Bản, sâm giống hình dạng cây tre với những đốt, rễ. Sâm trồng ở Trung Quốc lại có hình dạng như củ cà rốt nhỏ, trong khi sâm trồng ở Mỹ và Canada lại có hình trụ.
Có thời, nhân sâm được coi là quý hiếm đến nỗi ở Trung Quốc, chỉ có hoàng đế mới được phép thu giữ loại rễ này. Bán sản phẩm nhân sâm sang nước khác bị coi là một trọng tội và bị tử hình.
Ám ảnh bởi dược liệu quý giá này, trong quá khứ, đã từng có không ít cuộc đua tranh giữa các nước. Sử sách chép lại, người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc tự nhiên. Thậm chí, một lãnh chúa Tartar đã từng xây cả một bức tường bao quanh một quận để canh giữ nhân sâm mọc trong khu vực đó.
Những sứ giả đầu tiên của Trung Hoa sang Triều Tiên thiết lập bang giao cũng chỉ nhằm đổi lại thứ dược liệu quý này.
“Nghiện” nhân sâm và nghề trồng sâm
Người Hàn Quốc đã gắn nhân sâm và sự xuất hiện của dược liệu này với những câu chuyện đượm màu huyền thoại. Ngay trên vùng đất nhân sâm, vừa thưởng thức vị tươi mát của nhân sâm, chúng tôi vừa nghe ông Yoon, quận Geumsan, tỉnh Chungnam kể lại những truyền thuyết về loài thảo dược quý giá này.
“…Chuyện kể rằng, từ thuở xa xưa, người Hàn Quốc thường hay mắc một thứ bệnh dịch khiến người dân cứ chết dần, chết mòn. Tại một làng kia, có cô gái xinh đẹp giàu lòng nhân ái sống với cha là một thợ săn. Cô thường được cha kể cho nghe câu chuyện về rễ một loài cây có khả năng chữa bách bệnh. Loài cây ấy mảnh mai, ưa bóng râm, thích khô, sợ nước, mọc trên dải Trường Bạch Sơn thường được chim tìm và đào ăn.
Nghe lời cha, cô gái leo lên núi giữa tiết trời buốt giá. Cô vượt qua hết núi băng này đến núi băng khác cho đến khi tìm được dấu chân loài chim. Theo vết chân chim, cô đào bới và cuối cùng mang được một giỏ củ cây lạ về làng. Cô gái đem củ cây chia cho những người đang khắc khoải chờ đợi thần chết, mỗi người vài nhánh. Lạ kỳ thay, rất nhiều người trong số họ được cứu thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Cái củ rễ cây ấy ngày nay người ta gọi là nhân sâm…”.
Dệt nên những câu chuyện đượm màu truyền thuyết, người dân xứ Cao Ly đã dày công nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp để trồng và sử dụng nhân sâm. Ngay từ năm 513 sau Công nguyên, Kangchosa đã là người đầu tiên trồng loài thảo dược quý trên xứ Hàn. Ngày nay, trên toàn Hàn Quốc hiện có khoảng 20 điểm trồng sâm, với diện tích 16,4 nghìn ha, đạt sản lượng gần 20 nghìn tấn.
Đến tỉnh Chengchobuk, nơi cung cấp nhân sâm nổi tiếng, chất lượng tốt nhất Hàn Quốc vào đầu tháng 11, chúng tôi có dịp tận mắt chứng kiến khung cảnh nhộn nhịp mùa thu hoạch sâm. Từ 5h sáng, khi mặt trời chưa ló dạng, nhiệt độ chỉ khoảng 4-6 độ C, hàng chục nông dân thuộc Hiệp hội Nhân sâm tỉnh Chengchobuk sẽ lên đồi. 40 nông dân và một máy, chỉ trong một buổi sáng, cả đồi sâm đã được gom lại. Nhưng chiếc xe tải chất đầy nhân sâm chuyên chở sâm tới nhà máy chế biến. Họ làm việc chăm chỉ từ 5h sáng đến 5h chiều, từ lúc mặt trời chưa lên tới khi mặt trời đã lặn xuống núi.
Đổi lại cho một ngày công lao động vất vả như vậy, mỗi người chỉ nhận được 3000 won (tương đương 60 nghìn đồng). Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, một hộ gia đình trồng nhân sâm cần trồng tối thiểu 4 ha nhân sâm để tạo nên lợi nhuận tương đương với thu nhập bình quân của một công nhân ở khu vực nông thôn.
Thế nhưng, khi chúng tôi đặt vấn đề chuyển nghề, ông Man – Su Choi, 53 tuổi, cười nói: “Nghề trồng sâm đã gắn vào máu rồi, không bỏ được”. Bản thân ông thừa hưởng nghề này từ các cụ kỵ để lại, và cả cuộc đời ông đã gắn với những đồi sâm.
“Chúng tôi muốn gìn giữ và phát triển ngành này, tăng năng suất cho nhân sâm, cũng như tăng giá trị sử dụng của nhân sâm. Chúng tôi mong cả thế giới sẽ biết và được sử dụng nhân sâm Hàn Quốc” – Chủ tịch Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc nói.
Ông Choi say sưa chỉ cho chúng tôi về vòng đời của sâm, về cách trồng và chăm sóc nhân sâm… “Trồng được những củ sâm tốt, hình dáng đẹp, cân đối là một hạnh phúc”, bà Kim, 50 tuổi cho biết.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người mang “bệnh nghiện sâm” này đang ngày càng giảm đi. Từ 60 nghìn người khoảng gần 2 thập kỷ trước, số người trồng sâm giảm xuống còn khoảng 23 nghìn người vào năm 1999 và đến nay, chỉ còn khoảng gần 16 nghìn người.
Hầu như không còn người trẻ tham gia trồng sâm nữa. Họ đã lên thành phố để kiếm sống.
Cuộc truy tìm sâm núi
Ám ảnh nhân sâm không chỉ xuất phát từ giá trị của chính dược liệu này mà còn bởi giấc mơ đổi đời của mỗi người. Số lượng người trồng sâm giảm đi, nhưng số người tham gia vào cuộc truy tìm nhân sâm mọc tự nhiên trên núi lại tăng lên nhanh chóng. Sâm núi có giá trị hơn nhiều so với nhân sâm được trồng, cao gấp hơn 30 lần. Giá của mỗi củ phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tuổi thọ, kích thước, màu sắc, vị trí phát hiện…
Ky 1 Noi am anh tu thu re than bi
Ngày nay, cùng với núi Catskills ở New York (Mỹ), khu vực núi ở huyện Jinan, tỉnh Jeonbuk (Hàn Quốc) nổi tiếng với sự tồn tại của nhiều sâm núi. Việc truy tìm sâm núi đã trở thành một nỗi ám ảnh đối với người dân ở Catskills và Jinan. Jinan, Catskills được xem như là những địa điểm huyền bí, đượm màu truyền thuyết.
Báo giới Hàn Quốc và các tờ báo nổi tiếng như New York Times, International Herald Tribune tháng 8/2007 đã đưa tin về một bộ rễ sâm 30 năm tuổi được tìm thấy ở núi Sobaek, khu vực huyện Jinan trị giá lên tới 65 nghìn USD. Sự kiện này như một luồng gió, thổi bùng lên không khí sùng sục lùng tìm sâm núi tại khu vực này. Những người lùng sâm chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp đã được tập hợp.
Theo New York Times ghi nhận, có người dân địa phương này đã làm nghề tìm nhân sâm từ hơn 20 năm. Cả cuộc đời của anh gắn với ngọn núi này, với cuộc truy lùng dược liệu quý giá này. Nỗi ám ảnh nhân sâm và giấc mơ đổi đời của người Hàn Quốc đã khiến cho Pae Young Gun, một ngư dân Jinan giã từ biển, lên núi cao và thực hiện giấc mơ vàng với sâm núi.
4 năm trước, Pae đã quyết định từ bỏ công việc thuyền chài để dành toàn bộ thời gian cho việc tìm kiếm loại dược liệu quí hiếm này, trở thành người tìm sâm chuyên nghiệp. “Tới tận năm ngoái, tôi vẫn phân vân không biết nên chọn biển hay núi. Cuối cùng, tôi đã quyết định chọn núi”.
Pae nói: Một khi đã tìm thấy sâm núi, bạn sẽ trở thành những con nghiện. Bạn không thể trở lại công việc trước đây bởi tất cả những gì hiện trong đầu bạn chỉ là nhân sâm mà thôi!
——————————————————-
Giá bán đề xuất: 2.500.000 VND
Nhà thuốc đông y Nhân Tâm
Địa chỉ: Số nhà 133 ngõ 106 Hoàng Ngân – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Sản phẩm giới thiệu kỳ này:
Tên thuốc: Nhân sâm tươi Hàn Quốc
Quy cách: 1 kg 5 củ tươi
Nhà sản xuất: Korea red ginseng
Nhân sâm Hàn Quốc