Khảng định thương hiệu sâm cao ly Hàn Quốc

Sâm tươi 6 năm tuổi Hàn Quốc loại 5 củ 1 kg giá 2 triệu 500 nghìn

“Phố thuốc Bắc” giữa lòng Geumsan

Sau 4 giờ bay, đến Sân bay quốc tế Incheon, chúng tôi vượt tiếp hành trình 700km về phía Nam, vào miền Trung Hàn Quốc, xứ sở của nhân sâm. Tiết trời đang độ thu. Không gian như dệt thảm hoa với muôn dạng sắc màu của lá cây. Chúng tôi say sưa ngắm nhìn đất trời Hàn Quốc, không kịp nhận ra mình đã lạc vào xứ sở nhân sâm, quận Geumsan, tỉnh Chungnam. Geumsan được xem là thánh địa của nhân sâm, nơi cung cấp lượng nhân sâm lớn nhất trên toàn Hàn Quốc. Nhắc đến sâm Cao Ly, người ta nghĩ ngay đến vùng đất này.

Chọ sâm geumsan

Chọ sâm geumsan

Vượt qua một đoạn đường dốc, lên đồi, trước mắt chúng tôi là bạt ngàn nhân sâm. Nhân sâm được trồng thành luống, thành rãnh giống như khoai, sắn trên những cánh đồng Việt Nam. Những lớp bạt che phủ cũng theo lớp lang tạo thành hình bậc thang trên những ngọn đồi, chạy tít tắp.

Vào giữa độ thu hoạch, nhân sâm từ đồi núi vào nhà máy, xí nghiệp và ra những chợ sâm. Tại “kinh đô nhân sâm” Geumsan, một khu chợ chuyên bán sâm tươi đã được lập ra hàng chục năm. Bước vào chợ, la liệt sâm to, sâm bé, từng mớ, từng thùng như khoai, sắn trong chợ của những vùng nông thôn Việt Nam. Mùi mát lạnh của sâm sực lên mũi, ngấm vào cơ thể. Ban đầu, hơi sâm tạo cảm giác lạnh, khiến người ta phải chun mũi, nhưng chỉ một lát, khi đã quen, lại cảm thấy khoan khoái, dễ chịu.

Từ 6h sáng đến tối mịt, chen chúc, len lỏi giữa những thùng, những mớ nhân sâm là du khách và dân địa phương. Các du khách tìm đến chợ, một phần muốn mua sâm như đặc sản làm quà sau chuyến du lịch, một phần vì muốn thưởng thức thứ văn hóa chợ của miền Trung xứ kim chi. Những cô bé tóc vàng, mắt xanh hồn nhiên ngắm nhìn, chỉ trỏ những bộ rễ lạ mang hình dạng con người.

Đến 6h chiều, chợ đã đến giờ đóng cửa nhưng vẫn chưa vãn khách. Mỗi khi có khách, người bán hàng niềm nở, xăng xái mời chào. Họ nói với nhau bằng ngôn ngữ của tay, chân, của những chỉ trỏ. Khi một thành viên trong đoàn chúng tôi có ý hỏi mua nhân sâm, người bán hàng đã cứng tuổi thoăn thoắt gọt vỏ, xắt lát mời chúng tôi nếm thử. Vị sâm ban đầu hơi đắng, nhưng khi nuốt vào, lại thấy vị ngọt dịu.

Nếu ở giữa thủ đô Seoul, phải mua sâm tươi với giá 80 – 120 nghìn won một kilogam nhân sâm, thì ngay tại chợ, giá của “tiên dược” này chỉ 17-25 nghìn won. Mỗi tháng, riêng chợ sâm Geumsan đã bán ra hàng tấn nhân sâm tươi. Người bán hàng sẵn sàng chỉ dẫn cách bảo quản, sử dụng sâm tốt nhất cho mỗi vị khách.

Ra khỏi chợ sâm Geumsan, đi bộ chừng vài trăm mét, tưởng chừng như đang lạc vào phố Lãn Ông giữa lòng 36 phố phường Hà Nội. Những linh chi, tam thất và nhất là nhân sâm, bày khắp dọc phố, trong gian hàng, trên vỉa hè và tràn cả xuống lòng đường. Mùi thảo dược quyện vào nhau, thơm phức. Riêng nhân sâm cũng đủ chủng loại, từ sâm tươi, bạch sâm, hồng sâm, đến sâm lát, sâm chiết xuất dạng bột, dạng viên, dạng nước. Có tới hơn 100 loại sản phẩm khác nhau từ nhân sâm. Thu hút hơn cả là những bình sâm ngâm rượu lâu ngày được trưng bày, như cụm san hô lay động.

Ông Che Pung Kwon, cán bộ quận Geumsan cho biết, tất cả các sản phẩm nhân sâm ở đây đều phải qua kiểm định chất lượng rất kỹ lưỡng. Nếu phát hiện bán hàng giả, hàng nhái, cửa hàng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Tuy nhiên, cô hướng dẫn viên người Việt Nam đã sang Hàn học tập 3 năm cho biết, hầu hết khách hàng mua sâm không biết phân biệt sản phẩm thật, giả như thế nào. Quy định và việc kiểm định chất lượng nhân sâm được tiến hành rất kỹ lưỡng, nhưng trên thị trường, vẫn tồn tại không ít sản phẩm nhập lậu, với giá rẻ hơn rất nhiều.

Ra “chợ thế giới”

Trước khi phổ biến ở những chợ quê, những “phố thuốc bắc” xứ Hàn như Geumsan, nhân sâm vốn chỉ phục vụ cho một bộ phận tầng lớp trên trong xã hội, cho vua chúa, quan lại của các vương triều phong kiến. Những sứ giả đầu tiên của Trung Hoa sang Triều Tiên cũng vì muốn trao đổi thứ sản vật này.

Lần đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc chính thức đưa nhân sâm ra nước ngoài vào năm 1899 với việc xây dựng Samjeongkwa, một văn phòng quản lý nhân sâm ở cung điện Imperial dưới thời vua Daehan.

Để đưa nhân sâm từ chợ huyện nhỏ hẹp ra thế giới rộng lớn, người Hàn Quốc đã trải qua một quá trình dài – Ảnh: New York Times
Nhân sâm Hàn Quốc ngày càng vươn ra bên ngoài, ban đầu là chỉ từ một DN do Chính phủ quản lý. Đến nay, con số DN xuất khẩu nhân sâm đã lên tới hàng trăm. Năm 1989, số nhà xuất khẩu sản phẩm bạch sâm được cấp giấy phép của Hàn Quốc lên tới 100 DN. Con số các nhà xuất khẩu hồng sâm cũng ngày càng tăng. Sâm Hàn Quốc đã có đại lý ở trên 30 quốc gia trên thế giới, ở tất cả các châu lục.

Sâm Hàn Quốc đắt đỏ nhất thế giới. Giá hồng sâm Cao Ly cao gấp 20 lần so với các sản phẩm cùng loại của các nước. Sản phẩm đắt nhất của hồng sâm Hàn Quốc ở mức 2,5 nghìn đến 3 nghìn USD cho một hộp 14 củ sâm.

Để ra “chợ thế giới”, tham gia cạnh tranh với nhân sâm các nước, đại diện KGC cho rằng, lợi thế lớn nhất của nhân sâm Hàn Quốc chính là chất lượng. Củ nhân sâm tốt nhất khi được thu hoạch lúc 6 năm tuổi. Trong mỗi củ sâm đã chứa đầy đủ các tinh chất với trọng lượng trung bình của mỗi củ sâm khoảng 80 gam, gấp đôi so với trọng lượng của nhân sâm 4 năm tuổi. Do đó, KGC chỉ sử dụng sâm 6 năm tuổi đạt các tiêu chuẩn chất lượng để chế biến. Tuy nhiên, với các công ty nhỏ, nhân sâm bắt đầu được khai thác, chế biến từ 4 – 6 tuổi. Giá cả và chất lượng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của sâm.

Tiến sỹ Choi Kwang Tae – Chủ tịch Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc cho biết, sở dĩ nhân sâm Hàn Quốc có chất lượng tốt hơn bởi chứa nhiều tinh chất hữu cơ saponin hơn. Trong khi nhân sâm Nhật Bản có 14 loại saponin, Trung Quốc có 15 loại thì nhân sâm Hàn Quốc có tới 34 saponin.

Tuy nhiên, để biết củ sâm có đạt chất lượng hay không thì khó có thể nhìn bằng mắt thường mà phải qua máy móc kỹ thuật phân tích. “Chúng tôi muốn đảm bảo uy tín của sản phẩm sâm Cao Ly”. Một quy trình kiểm tra chặt chẽ sản phẩm chính gốc Hàn Quốc đã được áp dụng tại Hàn Quốc, cũng như với các sản phẩm xuất ra bên ngoài.

“Toàn Hàn Quốc có một cơ sở duy nhất chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nhân sâm. Với các DN ở xa, chúng tôi sẽ cử người đến kiểm tra”, đại diện cơ quan kiểm tra chất lượng nhân sâm cho biết.

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Công ty Korea Ginseng Corporation, công ty sản xuất và xuất khẩu nhân sâm lâu đời nhất Hàn Quốc chỉ trưng mua và chế biến loại sâm 6 tuổi cho biết, theo điều tra của công ty này, hiện nay, 90% nhân sâm trên thị trường Đông Nam Á là sản phẩm nhái, giả và không đảm bảo chất lượng.

Tranh cãi thương hiệu nhân sâm

Với giá thành thiếu cạnh tranh, các sản phẩm bạch sâm của Hàn Quốc đang mất thị phần vào tay các nhà sản xuất nhân sâm Mỹ, Canada và Trung Quốc. Năm 1997, nông dân Mỹ và Canada bán 4,26 triệu củ bạch sâm, đạt mức 117 triệu USD. Trong khi đó, Hàn Quốc chỉ bán được 180 nghìn củ sâm cùng loại.

Sản phẩm hồng sâm vốn gắn với thương hiệu của sâm Cao Ly cũng đối mặt với tình hình tương tự khi giá cả thiếu cạnh tranh. “Giá thành của hồng sâm Hàn Quốc cao thậm chí gấp 20 lần sao với các sản phẩm cùng loại của các nước”, một người tiêu dùng cho biết.

Năm 1999 đã từng xảy ra một “cuộc chiến” gay gắt giữa đại diện các hãng sâm về thương hiệu “nhân sâm”, tốn khá nhiều giấy mực của báo giới Hàn Quốc và thế giới. Đối tượng được nhắm vào là một công ty của Thụy Sỹ, Pharmaton SA. Công ty Pharmaton SA bán sản phẩm Ginsana chứa chiết xuất nhân sâm từ Trung Quốc. Người trồng sâm Hàn Quốc khẳng định họ sở hữu nhân sâm chính hiệu duy nhất.

Đại diện Hiệp hội thúc đẩy nhân sâm Hàn Quốc lúc bấy giờ khẳng định: “Hàng triệu người đang bị lừa. Có sự khác biệt rất lớn giữa nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Trung Quốc. Thế giới cần được biết điều đó”. Trong khi đó, đại diện công ty của Thụy Sỹ, một nhánh của công ty dược phẩm Đức Boehringer Ingelheim GmbH khẳng định rằng sản phẩm của họ cũng đảm bảo chất lượng như các sản phẩm của Hàn Quốc. “Không hề có sự khác biệt nào giữa nhân sâm trồng tại Hàn Quốc và nhân sâm trồng tại Trung Quốc”, đại diện của công ty này nói.

Ngày nay, cuộc tranh cãi vẫn còn tiếp tục. Người tiêu dùng vẫn lúng túng, phụ thuộc vào may mắn để mua sâm chính hiệu. “Không thể phân biệt được nhân sâm nào có nguồn gốc từ đâu, chất lượng tốt, xấu ra sao”, chị Quỳnh, một người Việt Nam sống tại Hàn Quốc cho biết.

Chị Kris, đại diện của cơ quan xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Hàn Quốc cho biết, các nhà chức trách Hàn Quốc đau đầu để tìm giải pháp khẳng định thương hiệu nhân sâm Cao Ly. “Người dân các nước còn hiểu quá ít và hiểu sai về nhân sâm Hàn Quốc”.

————————————————————-

Giá bán đề xuất: 2.500.000 VND

Nhà thuốc đông y Nhân Tâm

Địa chỉ: Số nhà 133 ngõ 106 Hoàng Ngân – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội

Sản phẩm giới thiệu kỳ này:

Tên thuốc: Nhân sâm tươi Hàn Quốc

Quy cách: 1 kg 5 củ  tươi

Nhà sản xuất: Korea red ginseng

Nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm Hàn Quốc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *